Có nên đánh bóng kính đồng hồ không? Những chiếc như thế nào thì nên đánh bóng? Những chiếc như thế nào thì nên thay kính luôn? Có lẽ đây là những điều ai cũng thắc mắc khi chẳng may bề mặt kính của chiếc đồng hồ bị xước. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé.
Mặt kính là bộ phận rất quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ phần bề mặt của chiếc đồng hồ, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài của đồng hồ. Chính vì thế nên bề mặt kính của chiếc đồng hồ là nơi chịu nhiều va chạm nhất và rất dễ bị xước hoặc vỡ nếu không chú ý trong quá trình sử dụng.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM THAY KÍNH VÀ ĐÁNH BÓNG KÍNH ĐỒNG HỒ
Khi đồng hồ bị xước bề mặt kính thì có 2 phương án xử lý là thay kính hoặc là đánh bóng bề mặt kính. Nhìn chung, việc đánh bóng mặt kính chi phí sẽ thấp hơn việc thay mặt kính mới, tuy nhiên mỗi lựa chọn có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, chúng tôi sẽ phân tích để các bạn xem và có quyết định phù hợp cho chiếc đồng hồ của mình.
ĐÁNH BÓNG KÍNH
|
|
THAY MẶT KÍNH
|
● Nguyên tắc đánh bóng mặt kính đồng hồ đó là mài bớt phần kính xung quanh chỗ bị trầy để làm bằng phẳng vết trầy. Chi phí đánh bóng tùy theo chất liệu mặt kính, kiểu dáng kính và số vết trầy xước, thường dao động trong khoảng 200.000-300.000 đồng.
|
|
● Lựa chọn thay mặt kính đồng hồ mới hoàn toàn sẽ không gặp phải tình trạng giảm chất lượng và độ bền của kính nếu được thay đúng loại kính chính hãng hoặc kính chất lượng cao bởi các trung tâm dịch vụ của hãng hoặc địa chỉ chăm sóc uy tín. Chi phí thay kính cứng mới hầu hết dao động khoảng 300.000đ đồng, thay kính sapphire 600.000đ-1000.000 đồng. |
☑ Ưu điểm: chi phí thấp, thực hiện nhanh, không giới hạn đồng hồ chính hãng hay xách tay, thật hay giả. |
|
☑ Ưu điểm: chất lượng kính đảm bảo hơn.
|
☑ Nhược điểm: mỗi lần đánh bóng ít nhiều sẽ làm lớp kính bị mỏng đi một phần hoặc biến dạng dẫn đến tăng nguy cơ nứt vỡ. Nếu mặt kính không phải dạng phẳng có thể sẽ còn ảnh hưởng đến việc xem thời gian. Kén chất liệu (không đánh bóng được các loại kính có lớp phủ trên bề mặt, khó đánh bóng chất liệu quá cứng). |
|
☑ Nhược điểm: chi phí thường sẽ gấp nhiều lần chi phí đánh bóng, thời gian chờ đợi đặt hàng kính phù hợp nhất (kính nguyên bản cho mẫu mã từ chính hãng) có thể sẽ khá lâu.
|
Bạn cũng nên biết đặc điểm của từng loại kính khi đánh bóng trước khi quyết định nên lựa chọn xử lý theo phương án nào.
CÁC LOẠI KÍNH và VẤN ĐỀ ĐÁNH BÓNG KÍNH ĐỒNG HỒ
Kính Nhựa (Mica)
◆ Kính nhựa hay còn gọi resin glass hay kính acrylic là loại kính dễ bị trầy xước nhất, hầu như không có khả năng chống trầy nhưng cũng dễ đánh bóng, đánh bóng nhiều lần cũng không sợ giòn dễ vỡ nếu vết trầy không quá sâu.
◆ Dĩ nhiên, đánh bóng thường quá nhiều sẽ khiến kính mỏng và cũng gãy, nứt, vỡ; chỉ có những dịch vụ chuyên nghiệp (hiếm gặp) đánh bóng bằng keo Cyanoacrylate hoặc dung môi mới không làm mỏng kính. Vì lựa chọn thay kính nhựa cũng có chi phí rất rẻ nên nếu trầy nhiều, trầy sâu thì bạn nên thay hẳn kính mới luôn nhé.
Kính Sapphire
◆ Kính Sapphire là chất liệu có độ cứng rất cao, rất khó đánh bóng nên chi phí đánh bóng cũng không ít đi bao nhiêu so với việc thay hẳn kính mới. Loại kính này cũng khá giòn, nếu độ dày không đủ kính rất dễ vỡ khi đánh bóng.
◆ Tốt nhất, nếu kính Sapphire bị trầy, bạn nên thay kính mới. Hiện tại để đánh bóng một tấm kính Sapphire chi phí không hề nhỏ, công nghệ đánh bóng kính sapphire tại Việt Nam vẫn còn bị hạn chế. Vì vậy trừ những trường hợp đặc biệt không thể thay thế, chúng tôi mới khuyên bạn nên đánh bóng loại kính này.
Kính Cứng
◆ Kính cứng hay còn gọi là kính khoáng (Mineral Crystal) là chất liệu dễ đánh bóng nhất, phí rẻ và có thể đánh bóng nhiều lần nếu đó là loại kính phẳng (mặt kính phẳng, không cong hay lồi). Nguyên do là loại chất liệu kính này không quá cứng và có khả năng chống rạn nứt khá tốt.
◆ Dĩ nhiên, cứ mỗi lần đánh bóng kính sẽ mỏng đi một ít, nếu cần đánh bóng đến lần thứ ba, bạn nên nghĩ đến việc thay hẳn kính mới vì phí thay kính cứng hoàn toàn không đắt, như vậy tốt hơn là dùng kính đã bị suy giảm chất lượng quá nhiều.
Kính Hardlex
◆ Kính Hardlex hay Hardlex Crystal tức loại kính cứng độc quyền của đồng hồ SEIKO, chất liệu này có độ cứng khá cao (cao hơn kính cứng thường) vì thế nên việc đánh bóng chúng cũng khá khó khăn, đắt tiền. Nếu bị trầy xước, bạn nên thay mới để tối ưu chi phí.
◆ Trong trường hợp bạn muốn đánh bóng, kính Hardlex vốn chịu rạn nứt rất tốt (tốt nhất trong các loại kính được nhắc đến trong bài) nên có thể đánh bóng nhiều lần như kính cứng, dĩ nhiên, quá nhiều lần thì kính sẽ bị mỏng giòn dễ vỡ đấy nhé. Ngoài ra, để thay kính Hardlex, yêu cầu phải là đồng hồ Seiko chính hãng vì phải liên hệ với hãng do kính này không có bán trên thị trường.
Kính Phủ Chống Chói hoặc Tráng Saphire
◆ Các loại kính có lớp phủ chống phản chiếu (AR) ở mặt ngoài tuyệt đối không được đánh bóng, nếu bề mặt phủ chống chói bị xước quá nhiều thì có thể đánh bóng, nhưng lưu ý là sau khi đánh bóng thì lớp chống chói sẽ bị mất đi.
◆ Với kính tráng Saphire thì không thể đánh bóng được, trường hợp mặt kính xước quá nhiều thì phải thay kính mới.
Kính có hình dạng đặc biệt
◆ Các Các loại kính không phẳng: kính cong, kính vòm, kính mặt vát cạnh rất khó đánh bóng vì làm vậy sẽ khiến bề mặt chúng bị biến dạng, mất cân bằng cấu trúc (đường tròn bị móp méo, cạnh to cạnh nhỏ) khiến cho kính dễ bị nứt vỡ, làm hỏng hình ảnh của mặt số khi xem.
◆ Nếu chúng bị trầy xước nhẹ, hãy đưa đến trung tâm của hãng hoặc chọn các nơi cung cấp dịch vụ đánh bóng chuyên nghiệp để được xóa trầy tốt nhất có thể. Nếu là kính Sapphire, kính cứng bị trầy xước nhiều, nặng hoặc đã từng được đánh bóng thì nên thay mới để có chất lượng đảm bảo.
Kính Có Cyclops
◆ Kính Cyclops (của đồng hồ Rolex) hay các loại kính có bổ sung kính phóng đại ở vị trí Lịch sẽ khá khó khăn để đánh bóng vì kính phóng đại bị lồi cao lên so với mặt kính chính, thường thì kính này mang vào hãng sẽ thay mới luôn chứ không thể đánh bóng được.
Những phân tích phía trên bạn có thể tự cân nhắc xem mình nên lựa chọn phương án nào. Hoặc qua gặp trực tiếp những người thợ kỹ thuật của chúng tôi, bằng kinh nghiệm trong nghề chúng tôi có thể tư vấn cho bạn phương án tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.