Lấn chiếm đất rừng sản xuất là hành vi vi phạm pháp luật và gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sinh kế của người dân. Chính quyền và các tổ chức nghiên cứu tại Việt Nam đã đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn và đảm bảo bền vững nguồn lợi rừng như xử phạt hành chính, khôi phục rừng, cung cấp nghề nghiệp thay thế và tăng cường quản lý rừng hiệu quả.
Xin hỏi, đối với trường hợp chiếm đất nông nghiệp (là đất rừng sản xuất) để trồng cây keo thì tài sản trên đất là cây keo được xử lý như thế nào? Có áp dụng theo Nghị định 91/NĐ-CP của chính phủ được không hay xử lý như thế nào?
Hình minh họa
Thành Lê (Quảng Nam)
Trả lời:
Lấn chiếm đất là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Trong khi đó, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong 4 trường hợp sau:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình/cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lấn đất tức là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chiếm đất thường là những hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.
Quy định về xử phạt với hành vi lấn chiếm đất rừng sản xuất
Hành vi chiếm đất rừng sản xuất bị quy định xử phạt tại Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 14. Cụ thể:
“Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất, như sau:
3. Trường hợp cá nhân lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm < 0,02 ha;
b) Phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 đến < 0,05 ha;
c) Phạt tiền 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến < 0,1 ha;
d) Phạt tiền 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến < 0,5 ha;
đ) Phạt tiền 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến < 01 ha;
e) Phạt tiền 60-150 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên”
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 7 của Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.
- Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng/cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua/bán/cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định...