Xây shophouse theo phong cách thủ công là một quá trình tân phong và độc đáo, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và kiến trúc hiện đại. Đây là một xu hướng mới trong lĩnh vực xây dựng, tạo ra không gian sống và kinh doanh độc đáo, mang đậm nét văn hóa và sự sáng tạo. Việc xây dựng theo phong cách này đòi hỏi sự chú trọng đến chi tiết và chất lượng, mang lại sự độc đáo và đẳng cấp cho shophouse.
CafeLand - Ngôi nhà Bát Tràng do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế với hai tầng dành riêng cho thương mại, khu vườn trên cao và vỏ gốm lấy cảm hứng từ ngành thủ công đã phá vỡ khuôn mẫu shophouse truyền thống.
Gia chủ là một nghệ nhân giàu có chuyên sản xuất các sản phẩm gốm sứ cao cấp mong muốn xây một ngôi nhà hiện đại nhưng vẫn giữ nét đặc trưng gốm truyền thống. Chủ nhân cũng rất thich cây xanh, vật liệu tự nhiên và ánh sáng. Vì thế, KTS Nghĩa đã đưa ra ý tưởng thiết kế shophouse Việt Nam theo phong cách thủ công.
Theo truyền thống, shophouse chỉ có một tầng, quay mặt ra đường phía trước và khu sinh hoạt ở phía sau nhà. Một vách ngăn hoặc sân trong sẽ chia ngôi nhà thành 2 nửa. Kiểu bố cục này thay đổi vào thế kỷ 19 khi người Việt Nam bắt đầu xây dựng các shophouse nhiều tầng; buôn bán ở tầng trệt và sống ở các tầng trên.
Di sản shophouse đã truyền cảm hứng cho Võ Trọng Nghĩa khi anh thiết kế Ngôi nhà Bát Tràng, hoàn thành vào mùa hè năm 2020. KTS Nghĩa thiết kế tầng trệt nâng lên và tầng trệt dưới làm showroom để gia đình trưng bày và bán sản phẩm. Bốn tầng riêng cùng với nhà bếp, phòng khách, năm phòng ngủ và các khu vườn thoáng mát nằm trên hai tầng trệt. Tầng thượng gồm một phòng thờ gia tiên và một bể bơi lộ thiên bao quanh bởi cây xanh hoa cỏ.
Bát Tràng, một làng nghề gốm sứ cách thủ đô Hà Nội, Việt Nam chưa đầy 15 km, hình thành từ thế kỷ 14. Hầu hết các gia đình trong làng vẫn làm nghề buôn bán gốm sứ và nhiều gia đình đã thành công trong xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản và châu Âu. KTS Nghĩa đã thể hiện rõ đặc trưng di sản làng nghề trong kiến trúc ngôi nhà Bát Tràng này, với các bức tường bằng gạch men đất sét đỏ đục lỗ.
Các bức tưởng như tấm áo choàng gốm này bảo vệ ngôi nhà khỏi ánh nắng mặt trời mùa hè và gió lạnh mùa đông, trong khi các lỗ trống đảm bảo ngôi nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên. Những khoảng trống lớn tạo điều kiện cho cây cối và thực vật ở các khu vườn trên cao tràn qua mặt tiền màu đất nung.
Với kiểu kiến trúc này, chính KTS Nghĩa đã bị lôi cuốn với vật liệu gốm bởi vẻ đẹp ấm áp và tính bền vững.
KTS Nghĩa nổi tiếng trong việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, kết hợp di sản địa phương trong tác phẩm kiến trúc.
Tại Sơn La, một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, KTS Nghĩa cũng có một bộ sưu tập nhỏ gồm 5 mái vòm gian hàng phục vụ tổ chức sự kiện đa năng. Hình dạng mái tranh được lấy cảm hứng từ những chiếc thúng truyền thống của địa phương.