Cải tạo biệt thự song lập thành không gian tối ưu hóa công năng tại Hà Nội là quá trình biến đổi và nâng cấp căn nhà thành một điểm đến lý tưởng với việc sắp xếp không gian thông minh, tiện nghi và hiệu quả tại thủ đô Hà Nội. Qua quá trình này, biệt thự được tận dụng triệt để, tạo ra một môi trường sống thuận tiện và thoải mái cho cư dân.
Biệt thự song lập nằm trong khu đô thị mới tại Hà Nội có diện tích 391m2 sau khi được cải tạo mới mang đến cho gia chủ không gian sống tối ưu hóa công năng và tràn đầy sức sống.
Là kiểu biệt thự song lập trong khu đô thị đạt tiêu chuẩn sinh thái về không gian xanh, tiện ích đẳng cấp cho mọi dân cư. Mặc dù là một nơi đáng sống giữa lòng thành phố nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Sau nhiều lần cải tạo, biệt thự đã xuống cấp, không gian đan xen, diện tích dành cho giao thông quá nhiều khiến mọi sinh hoạt của gia đình không được thoải mái.
Theo hiện trạng hồ bơi nằm ở không gian rộng bên hông nhà nhưng không sử dụng thường xuyên do khí hậu Miền Bắc lạnh, mát đến 9 tháng. Tiếp theo, khu vực bếp bị chia cắt nên nhỏ, còn những bức tường bên trong xuất hiện quá nhiều.
Cuối cùng, tủ quần áo và nhà vệ sinh tràn ra ngoài khiến phòng ngủ Master ở tầng 2 bị méo. Đặc biệt ở tầng 3 còn nhiều khoảng trống bỏ không nhưng rất thoáng, bao quát được tầm nhìn đẹp của toàn bộ ngôi nhà.
Chính vì vậy, kiến trúc sư phải tận dụng những lợi thế này bằng cách đưa phòng ngủ Master và phòng vệ sinh lên tầng 3, để dành tầng 2 cho hai cậu con trai làm không gian học hành, ngủ và vui chơi. Theo kiến trúc sư chia sẻ: ”Đối với chúng tôi, vấn đề công năng luôn được đặt lên hàng đầu và cách bài trí như vậy đã thực sự làm hài lòng chúng tôi và chủ nhà.”
Với quan điểm thiết kế không gian bên trong và bên ngoài là không thể tách rời nhau, cửa phải mở tối đa, bê tông – tường xây phải hạn chế để thiên nhiên có thể tràn vào bên trong nhà, giúp ngôi nhà thông thoáng, rộng rãi hơn và đặc biệt là để mọi người được hòa mình vào không gian đầy nắng và gió.
Việc bổ sung giải pháp trên được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ ngôi nhà. Ngoài việc tăng diện tích sử dụng, bỏ đi những góc thừa không cần thiết, nó còn tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình khi không gian bên trong và bên ngoài được thống nhất.
Mong muốn của kiến trúc sư khi thiết kế là đưa ngôi nhà trở về với giá trị đích thực của sự tối giản, sự tự do vốn có. Ngôn ngữ thiết kế, mảng vật liệu cùng màu sắc mạch lạc, thông qua sự hỗ trợ đắc lực của cây xanh, vật liệu tự nhiên.
Bên cạnh đó, ngôi nhà ban đầu được ưu ái nằm ở vị trí đẹp về không gian xanh, mặt nước nên việc thiết kế kiến trúc, nội thất và sân vườn hướng đến môi trường xung quanh là thể hiện tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên.
(Nguồn: I.House Architecture and Construction)