Giao dịch bán đất khi không có sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình

Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Ông bà có để lại một mảnh đất thổ cư cho bố tôi (bố tôi đứng tên chủ hộ). Hiện bố tôi đang giao dịch bán mảnh đất này, tuy nhiên không có sự tham gia của mẹ tôi (mẹ tôi không chấp thuận) thì việc mua bán này có hợp pháp không?

Giấy tờ trong buổi mua bán mới ghi nhận tiền đặt cọc, giá trị mảnh đất, chi phí bồi thường nếu 1 trong 2 bên lật kèo không bán, không mua là 50% lãi suất tính theo ngày. Trên giấy tờ chỉ có chữ ký của bố tôi, vậy cái này có được pháp luật chấp thuận không? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

thuhang2117@...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An trả lời bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp ông bà có để lại một mảnh đất thổ cư cho bố tôi (bố tôi đứng tên chủ hộ). Nếu quyền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận ghi là hộ gia đình thì việc sử dụng, định đoạt tài sản của hộ gia đình cần thông qua văn bản ủy quyền hoặc tất cả các thành viên trong hộ.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

Nếu giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 104. Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện

1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại các Điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.

2. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, nếu đất của hộ gia đình mà bố bạn tự ký đặt cọc không có sự đồng ý của các thành viên khác thì giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

THE GLOBAL CITY được Chủ đầu tư mong muốn sẽ trở thành Khu đô thị phức hợp chuẩn quốc tế “Downtown” mới của TP. Hồ Chí Minh có đa dạng các loại hình sản phẩm và tích hợp nhiều tiện ích giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Dự án tọa lạc tại trung tâm phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh; là khu vực có tiềm năng phát triển vô cùng lớn của thành phố phía Đông. Đây sẽ là điểm đến của những cư dân thuộc tầng lớp trí thức cao trong xã hội, tạo ra nơi ở: đẹp từ mặt ngoài – tiện nghi từ bên trong – văn minh từ cư dân sống.

Post a Comment

Previous Post Next Post