Lo khủng hoảng nguồn cung, Mỹ 'nhanh tay' can thiệp thị trường dầu mỏ

Mỹ sắp đưa ra kế hoạch hỗ trợ ngành dầu mỏ. Một cơ sở lọc dầu của Mỹ ở Carson, bang California. (Nguồn: AFP)
Mỹ sắp đưa ra kế hoạch hỗ trợ ngành dầu mỏ. Một cơ sở lọc dầu của Mỹ ở Carson, bang California. (Nguồn: AFP)

Kế hoạch nhằm bổ sung đủ nguồn cung để ngăn chặn giá dầu tăng đột biến có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo rằng, chính phủ sẽ tham gia thị trường với tư cách là người mua nếu giá giảm xuống quá thấp.

Đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Biden đã quyết định bán 180 triệu thùng dầu từ Kho SPR để chống lại một cuộc khủng hoảng nguồn cung tiềm tàng do các lệnh trừng phạt đối với nước Nga - một nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu - sau khi bùng phát cuộc xung đột tại Ukraine.

Trong khi kế hoạch ban đầu là kết thúc hoạt động bán ra vào tháng 11, sức mua đã chậm hơn so với dự kiến trong mùa Hè. Hiện khoảng 15 triệu thùng từ SPR vẫn chưa bán được.

Vị quan chức cấp cao cho biết, số dầu trên sẽ được đưa ra đấu thầu để giao vào tháng 12/2022. Chính phủ cũng có thể bổ sung lượng dầu bán ra nếu cần.

Tổng thống Biden cũng sẽ đưa ra kế hoạch bổ sung lượng dự trữ khẩn cấp trong những năm tới, nhưng chỉ khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) - loại dầu tiêu chuẩn của nước này - ở mức giá bằng hoặc thấp hơn khoảng 67-72 USD/thùng.

Theo vị quan chức, Tổng thống Biden hy vọng đã gửi một tín hiệu đến cả người tiêu dùng và nhà sản xuất tại Mỹ.

Ông đang kêu gọi khu vực tư nhân Mỹ làm hai điều. Một là nắm bắt tín hiệu này, tăng sản lượng và đầu tư. Hai là đảm bảo rằng, khi thu được lợi nhuận, các công ty sẽ tiếp tục đảm bảo nguồn cung ở mức giá thích hợp cho người tiêu dùng.

Những nỗ lực của Tổng thống Biden trong việc sử dụng quyền lực liên bang để cân bằng thị trường dầu mỏ Mỹ đã cho thấy mức độ ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine và lạm phát phi mã.

Yếu tố trên đã khiến một vị tổng thống cam kết siết chặt quản lý ngành công nghiệp dầu mỏ và đưa đất nước nhanh chóng đến một tương lai không sử dụng nhiên liệu hóa thạch khi mới nhậm chức phải thay đổi chính sách.

Điều này cũng thể hiện mong muốn của chính quyền Tổng thống Biden về duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu hiện đã rất tồi tệ và tình hình có thể sẽ chưa thay ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu sẽ áp đặt 'giới hạn giá linh hoạt', EC nhắn nhủ, Italy muốn EU đoàn kết hơn

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu sẽ áp đặt 'giới hạn giá linh hoạt', EC nhắn nhủ, Italy muốn EU đoàn kết hơn

Ngày 18/10, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất cơ chế tạm thời hạn chế giá bán buôn khí đốt trong mùa Đông tới. ...

Khủng hoảng năng lượng: Pháp cảnh báo kế hoạch 'đánh lẻ' của Berlin, bệnh viện Đức trong tình trạng vô cùng đặc biệt

Khủng hoảng năng lượng: Pháp cảnh báo kế hoạch 'đánh lẻ' của Berlin, bệnh viện Đức trong tình trạng vô cùng đặc biệt

Ngày 16/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Đức thể hiện “tinh thần đoàn kết” với Liên minh châu Âu (EU) trước tình ...

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Các kho dự trữ khí đốt tại châu Âu đầy hơn bình thường, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) luôn được ưu ...

Khủng hoảng năng lượng: Czech vẫn vô vọng khi không tìm được nhà cung cấp dầu, đường ống Druzhba bơm hàng từ Nga tới Đức hoạt động trở lại

Khủng hoảng năng lượng: Czech vẫn vô vọng khi không tìm được nhà cung cấp dầu, đường ống Druzhba bơm hàng từ Nga tới Đức hoạt động trở lại

Ngày 15/10, Cơ quan Dự trữ nguyên liệu quốc gia Czech (SSHR) thông báo, sau nhiều tháng kêu gọi đấu thầu cung cấp dầu mỏ ...

Nguồn: baoquocte.vn

Post a Comment

Previous Post Next Post