Đô thị hóa là gì? Đô thị hóa được nhìn nhận thế nào dưới góc độ kinh tế, nó là thời cơ hay thách thức cho các nhà đầu tư bất động sản? Bạn đã sẵn sàng trở thành kẻ đi đầu? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm đô thị hóa, đặc điểm của đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa ở Việt Nam cùng với những phân tích đa chiều về tác động của đô thị hóa vào nền kinh tế và bất động sản.
Đô thị hóa đang trở thành xu thế của toàn cầu. Đứng trước sự thay đổi từng ngày của các đô thị lớn, bước đi của thời đại đang mang đến cho các nhà đầu tư bất động sản thời cơ hay cơ hội như thế nào? Liệu đô thị hóa sẽ là một thách thức hay cơ hội? Và đâu là hướng đi đúng đắn cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này trong tương lai? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Khái niệm đô thị hóa
1.1. Đô thị hóa là gì?
Có rất nhiều khái niệm được đặt ra để mô tả đô thị hóa. Dưới góc độ địa lý, đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo số dân trung bình trên một ki-lô-mét vuông; dưới góc độ lịch sử, đô thị hóa là quá trình mở rộng quy mô của đô thị; dưới góc độ của kinh tế vĩ mô, đô thị hóa đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Nói chung, dẫu xuất hiện dưới nhiều khái niệm khác nhau, xong nhìn chung, đô thị hóa là quá trình mở rộng và thay đổi về cơ cấu, quy mô tại các điểm thành phố hay đô thị.
Đô thị hóa là quy luật tất yếu của sự phát triển. Quá trình này đã diễn ra từ thời cổ đại, và ngày nay, nó đã, đang và sẽ trở thành xu thế của toàn cầu.
1.2. Tốc độ đô thị hóa
Hiểu được đô thị hóa là gì bạn cần phân tích thêm 1 chút về tốc độ đô thị hóa diễn ra như thế nào? Ở Việt Nam tốc độ đô thị hóa là nhanh hay chậm.
Tốc độ đô thị hóa là thời gian chuyển đổi giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Tốc độ đô thị hóa là thước đo sự phát triển của một quốc gia. Nó không chỉ phản ánh rõ trình độ dân trí mà còn liên quan trực tiếp đến thu nhập trung bình và tốc độ phát triển của quốc gia đó.
Dễ thấy các quốc gia phát triển trên thế giới đều có rất nhiều đô thị và siêu đô thị (Úc, Mỹ, Pháp,…). Ngược lại, ở các nước kém phát triển (Rwanda, Montserrat, Tokelau,…) hầu như đều có tốc độ đô thị hóa rất chậm. Trong lịch sử phát triển, hầu hết các quốc gia đều phát đạt đến quy mô đô thị hóa trên 50% trước khi đạt đến mức thu nhập trung bình.
Xem thêm: Bungalow là gì? Giải mã bí ẩn của cơn sốt nhà Bungalow
2. Đô thị hóa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, đô thị hóa ở Việt Nam lại có những đặc điểm nổi bật như sau:
Quá trình đô thị hoá diễn ra tương đối chậm. Từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, quốc gia cổ Âu Lạc đã xuất hiện đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
Tuy nhiên, hơn 2000 năm sau, theo thống kê của niên giám thống kê năm 2005, tỷ lệ dân đô thị của chúng ta mới chỉ chiếm một phần tư dân số (26,9%), đến năm 2020, con số này là 37.3% dân số sống ở các đô thị – đứng thứ 151 toàn cầu (Thế giới có 56.2% dân số sống tại các đô thị). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam (tính từ năm 2007 lại khá cao – khoảng 3%/năm so với thế giới chỉ tăng trưởng 1,8%/năm).
Điều này có thể lý giải dựa vào các dòng di cư của người dân kể từ các hiệp định tự do thương mại, việc phá bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan và các sắc lệnh bảo hộ thương mại.
Trình độ đô thị hóa tương đối thấp: Sở dĩ có hiện tượng này là do dân số đô thị còn khá thấp, và chưa tập trung vào các ngành sản xuất giàu hàm lượng trí tuệ. Dễ thấy, các đô thị ở Việt Nam chưa có bộ mặt thực sự đẹp khi vẫn còn tồn tại rất nhiều khu ổ chuột và dân nhập cư làm những công việc tại các khu vực kinh tế phi chính thức.
Tiếp đó, một đặc điểm không thể bỏ qua là cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. Theo đó là hiện tượng tỉ lệ dân thành thị tăng. Tuy nhiên, đô thị hóa ở cấp độ cơ giới (chỉ mở rộng diện tích đô thị chứ không có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế) do đó, các đô thị đang bị “kéo tụt” về trình độ phát triển.
Bạn đang đọc bài viết: Đô thị hóa là gì? đặc điểm của đô thị hóa, đô thị hóa tại Việt Nam.
3. Đặc điểm của đô thị hóa giúp gì cho đầu tư bất động sản?
Với những đặc điểm của đô thị hóa được trình bày ở trên, dưới góc độ của một nhà đầu tư bất động sản, đô thị hóa là một thời cơ hay thách thức? Đô thị hóa ở Việt Nam có thuận lợi để các nhà đầu tư khai thác hiệu quả trong quá trình đầu tư bđs của mình.
3.1. Thời cơ
Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị mang đến một cơ hội rất tiềm năng cho các nhà đầu tư bất động sản. Giá trị thương mại của một bất động sản được định giá dựa vào vị trí, sự ảnh hưởng của quần cư xung quanh, các quy luật giá trị và cung cầu của thị trường. Như vậy, việc đô thị hóa (đặc biệt là đô thị hóa cơ giới) như ở Việt Nam là một thời cơ lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.
Thêm vào đó, song song của đô thị hóa là sự gia tăng đáng kể của dân số trong một quần cư có trước, điều này trực tiếp tác động đến đường cầu của thị trường. Việc gia tăng dân số trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng nhà ở và các dịch vụ an sinh xã hội. Đây là một “cơ hội vàng” để kiến tạo những mảnh đất vàng từ đất nông nghiệp.
Đô thị hóa là gì? Đô thị hóa cũng chính là sự chuyển đổi từ đất nông thôn sang đất thành thị. Nó sẽ làm gia tăng rất lớn về giá trị sử dụng của một bất động sản.
Cuối cùng, việc phát triển quá nóng tại các đô thị sẽ dẫn tới hiện tượng lạm phát cục bộ, gây mất giá vật giá tại các đô thị lớn (sự chênh lệch sức mua của đồng tiền tại những vùng đô thị). Điều này sẽ gián tiếp có lợi cho các hoạt động đầu tư bất động sản.
Bài viết khác: Những câu nói hay về bất động sản của các bậc vĩ nhân
3.2. Thách thức
Đứng trước thời cơ lớn là vậy, xong các nhà đầu tư bất động sản cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ đô thị hóa. Thách thức đầu tiên đến từ đặc điểm đô thị hóa của Việt Nam. Tốc độ đô thị hóa nhanh, xong lại do tác nhân chủ yếu đến từ việc mở rộng diện tích các đô thị, do đó, trình độ dân trí, mức thu nhập trung bình, cơ cấu lao động,… vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Bài toán đặt ra cho các nhà đầu tư là làm sao cân bằng được giữa doanh thu và lợi ích dành cho những lao động phổ thông có thể an cư lạc nghiệp ở một mảnh đất đô thị phồn hoa.
Thách thức thứ hai đến từ tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa: ô nhiễm và an ninh. Các nhà đầu tư phải giải quyết các vấn đề xoay quanh cơn sốt đô thị hóa như sự quá tải, tệ nạn,… và các rủi ro nợ xấu đến từ các hợp đồng cho vay hoặc trả góp. Những thách thức này cũng giúp bạn có thể hiểu được phần tác động của đô thị hóa là gì.
4. Cơ hội nào cho các nhà đầu tư bất động sản
Hơn 90% tỷ phú trên thế giới đều đầu tư bất động sản, và họ giàu lên nhanh chóng là một phần rất lớn nhờ vào việc biết nắm bắt thời cơ. Làm thế nào để trở thành nhà đầu tư khôn ngoan trước một đại cơ hội như đô thị hóa.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ cực kì nhanh, được đánh giá là hoàn toàn có thể theo kịp những cường quốc chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm nữa. Có rất nhiều cơ sở để tin rằng, tốc độ và trình độ đô thị hóa của Việt Nam sẽ diễn biến ngày càng cao, chính vì thế, cần cơ hội đầu tư tốt nhất chính là ngay bây giờ.
Đất nền được đánh giá là những lựa chọn an toàn trong thời đại đô thị hóa. Sản phẩm này sẽ nhanh chóng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết trên các sàn giao dịch bất động sản. Rõ ràng, sự chuyển dịch của dòng tiền và dòng dân cư đang gửi rất nhiều tín hiệu về sự gia tăng giá trị của loại hình này.
Căn hộ cũng là lựa chọn sáng suốt. Gia tăng dân số tại các đô thị sẽ kéo theo gánh nặng nhà ở và các nhu cầu thiết yếu. Đây là một cơ hội rất rõ ràng để thử sức tại lĩnh vực đầy tiềm năng tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM.
Thêm vào đó, các mô hình bất động sản cho thuê như nhà ở văn phòng, officetel cũng sẽ lên ngôi trong thời gian tới. Lượng cầu về các mặt hàng này sẽ gia tăng, hiện tượng hụt cung chính là chìa khóa để đầu tư thành công trong lĩnh vực mới mẻ này.
Đô thị hóa là một thời cơ, xong bản thân nó cũng chứa đựng nhiều thách thức. Cơ hội chỉ đến với những nhà đầu tư nhạy bén, có khả năng chuyển hóa nguy cơ thành cơ hội! Thời cơ đầu tư tốt nhất chính là ngay tại thời điểm này, hãy trở thành kẻ dẫn đầu thị trường trong bối cảnh đô thị hóa! Bạn đang muốn tìm hiểu về cơ hội đầu tư bất động. Bạn đang có số vốn mà chưa chọn được nơi đầu tư phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra giải pháp đầu tư tốt nhất cho quý khách hàng. Hotline: 0901.319.807
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu được đô thị hóa là gì? đặc điểm của đô thị hóa, đô thị hóa ở Việt Nam hình thành và phát triển ra sao, theo đó là những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế cũng như bất động sản nước nhà trong tương lai.
(Bài viết tham khảo số liệu từ nguồn niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam và số liệu thống kê từ wikipedia)
Keyword: đô thị hóa là gì