Quy định xử phạt xây dựng sai phép nhà ở nông thôn là các quy định pháp lý quy định về việc xử phạt những hành vi xây dựng không hợp pháp, thiếu giấy phép tại các khu vực nông thôn. Nhằm duy trì trật tự đô thị, bổ sung nguồn thu ngân sách và đảm bảo an toàn cho cộng đồng, quy định này cụ thể các mức phạt và biện pháp xử lý ngược lại với các chủ đầu tư xây dựng sai phép.
Tôi được biết tại một số xã ở thành phố, các hộ dân xin cấp phép xây dựng có thời hạn trong hành lang quy hoạch đường giao thông được cấp phép 1 tầng, nhưng có một số hộ xây dựng 2 tầng, sai giấy phép xây dựng đã được cấp.
Nhưng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì chỉ quy định xử phạt đối với hành vi xây dựng sai phép đối với nhà ở riêng lẻ đô thị chứ không quy định nhà ở riêng lẻ ở nông thôn. Do vậy, địa phương chưa biết áp dụng xử phạt như nào.
Một số trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, UBND thành phố đã ra quyết định xử phạt và quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nhưng chưa thi hành các quyết định thì hộ đó lại bán đất cho người khác. Xin hỏi, trường hợp này thi hành quyết định cưỡng chế như thế nào?
Hình minh họa
Phạm Thị Thu (Thái Nguyên)...
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp trong trường hợp là nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Tuy nhiên có thể nghiên cứu, xem xét xử phạt hành vi xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn được phê duyệt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2016 quy định: "Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Như vậy, việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.