Quy định về việc mở lối đi

Ông tôi có một miếng đất rộng gần 400m2. Ông chia cho cậu tôi 300m2 để xây nhà ở còn gần 100m2 cho gia đình tôi. Nay gia đình cậu đã làm nhà xong và không bớt lối đi cho nhà tôi vì lý do gia đình nhà tôi giáp với đất công.

Tôi đã làm đơn xin ngõ đi lên chính quyền thôn để giải quyết thì chính quyền đòi gia đình đóng góp theo m2. Xin hỏi việc chính quyền đòi gia đình đóng theo m2 ngõ đi như thế là đúng hay sai?

Hình minh họa

Th.S, LS Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An trả lời:

Theo quy định của Luật đất đai 2013, Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 246. Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo quy định trong trường hợp nhà bạn không có lối đi thì gia đình bạn có thể yêu cầu mở lối đi ra và phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu đường đi bạn thỏa thuận với chính quyền thôn thì bạn cần thỏa thuận đền bù để được hưởng lối đi.

Tuy nhiên, cũng cần kiểm tra lại quy hoạch xem phần đất công có được sử dụng làm đường đi hay không. Nếu không thuộc quy hoạch làm đường đi thì bạn cũng không có cơ sở để nộp tiền và đăng ký biến động đất đai.

THE GLOBAL CITY được Chủ đầu tư mong muốn sẽ trở thành Khu đô thị phức hợp chuẩn quốc tế “Downtown” mới của TP. Hồ Chí Minh có đa dạng các loại hình sản phẩm và tích hợp nhiều tiện ích giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Dự án tọa lạc tại trung tâm phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh; là khu vực có tiềm năng phát triển vô cùng lớn của thành phố phía Đông. Đây sẽ là điểm đến của những cư dân thuộc tầng lớp trí thức cao trong xã hội, tạo ra nơi ở: đẹp từ mặt ngoài – tiện nghi từ bên trong – văn minh từ cư dân sống.

Post a Comment

Previous Post Next Post