Thế giới ngập tràn tăng trưởng thấp, lạm phát cao nhưng kinh tế Việt Nam là một 'ngoại lệ'

Thế giới ngập tràn tăng trưởng thấp và lạm phát cao, kinh tế Việt Nam là một 'ngoại lệ'
Báo Australia nhận định, Việt Nam là một thành công 'ngoại lệ' trong kinh tế toàn cầu hiện nay. (Nguồn: Nhân Dân)

Tác giả Emma Connors là phóng viên thường trú của AFR khu vực Đông Nam Á. Phóng viên này nhấn mạnh: "Chiến lược đa dạng hóa của Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Australia".

"Tôi có thể làm được" và "không ngủ quên trên chiến thắng"

Theo bài viết, trong những con ngõ chật hẹp của khu phố cổ Hà Nội, một người bán hàng tạp hóa đang cặm cụi bên xô xi măng nhỏ và bắt đầu sửa lại phần vỉa hè bị bong hỏng phía ngoài cửa hàng của mình.

Chia sẻ với phóng viên, người bán hàng nói rằng, bà không muốn khách du lịch bị vấp ngã khi đi qua đây và sẽ cần thời gian để chờ chính quyền phản hồi thông tin, trong khi bà có thể tự mình làm điều đó.

Thái độ "tôi có thể làm được" của người lao động Việt Nam là một minh chứng rõ nét nhất, giải thích cho tốc độ tăng trưởng "thần kỳ" của nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành quốc gia nổi bật trong môi trường kinh tế thế giới ngập tràn tăng trưởng thấp và lạm phát cao.

Nhà đầu tư kiêm nhà văn Ruchir Sharma gần đây đã vinh danh Việt Nam là một trong bảy nền kinh tế bắt kịp xu hướng toàn cầu. Theo ông, thành công này là nhờ nền tảng chính sách đúng đắn đã được duy trì liên tục trong nhiều năm qua.

Ông Sharma, Chủ tịch của Công ty Rockefeller International cũng viết trên tạp chí The Financial Times rằng: "Bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng cần có của một cường quốc sản xuất hàng xuất khẩu và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, Việt Nam đang tăng trưởng gần 7% - tốc độ nhanh nhất trên thế giới".

Đối tác cấp cao Hà Đỗ của Công ty cung cấp dich vụ KPMG tại Hà Nội cho biết: "Người Việt Nam không ‘ngủ yên trên chiến thắng’. Chúng tôi xem thành công là động lực".

Đây chính là sức mạnh thúc đẩy mục tiêu táo bạo của Hà Nội là đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng trong khoảng 6,5-7,5%/năm.

Trở lại đúng hướng

Sau khi thành công tránh được suy thoái trong những năm đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã trở lại đúng hướng, đạt tốc độ tăng trưởng GDP thực tế 13,7% trong quý III/2022.

Mặc dù, tăng trưởng này dựa trên sự so sánh với một cơ sở thấp - Việt Nam đã rơi vào tình trạng bị phong tỏa trong cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây là tiền đề thúc đẩy tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam từ mức 6,8% lên 7,8%.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng trưởng 7%.

Cũng theo chuyên gia Hà Đỗ, sự tham gia của lực lượng lao động nữ và các dấu hiệu bình đẳng giới tại Việt Nam, chẳng hạn như tỷ lệ phụ nữ trong đội ngũ quản lý cấp cao, được xếp vào hàng cao nhất trên thế giới.

Một yếu tố khác đó là Việt Nam, trong ba thập kỷ vừa qua, đã nắm bắt rất tốt các cơ hội tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, cũng như mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang quan tâm hơn đến việc đa dạng hóa trong lĩnh vực sản xuất, với nhận thức rằng mức lương cao hơn là chìa khóa để phát triển từ một nền kinh tế mới nổi trở thành nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cho thấy hiệu quả. Năm ngoái, tổng vốn điều chỉnh mới và vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm trước đó. Là đối tác tư vấn cho nhiều công ty đa quốc gia, vị chuyên gia của KPMG khẳng định đã nhìn thấy số tiền đầu tư này chảy về đâu.

Bà Hà Đỗ nói: "Các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) hiện đều hướng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Việt Nam đã thúc đẩy sự quan tâm đến người tiêu dùng và bán lẻ, một chương trình nghị sự khử carbon đầy tham vọng kích thích sự chú ý vào lĩnh vực năng lượng và điện lực, trong khi bất động sản vẫn rất hấp dẫn và giáo dục cũng là một lĩnh vực phổ biến khác. Phần đông các bậc cha mẹ Việt Nam sẽ không bao giờ tiếc tiền để chi cho giáo dục".

Khoản đầu tư gần đây của công ty Corio, trực thuộc tập đoàn Macquarie của Australia, vào dự án khai thác điện gió ngoài khơi tại bờ biển của thành phố Hải Phòng và trung tâm phát triển công nghệ đặt tại Thủ đô Hà Nội của Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) cho thấy, một số công ty Australia đang bắt kịp xu thế mới.

Các doanh nghiệp này tham gia cùng nhà tiên phong BlueScope, công ty đã thiết lập một nhà máy sản xuất sơn và tấm kim loại phủ thép tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào năm 2005 và Đại học RMIT, đã mở cơ sở đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 20 năm trước.

Tuy nhiên, chuyên gia Hà Đỗ nhận thấy, vốn đầu tư của Australia vẫn còn rất khiêm tốn. Bà nói: "Chúng tôi muốn nhiều hơn nữa các quốc gia phương Tây đến với Việt Nam, bao gồm cả châu Âu, Mỹ và Australia".

Đây có lẽ cũng là mong muốn của Canberra. Australia và Việt Nam có nền kinh tế bổ sung cho nhau. Hơn nữa, hai nước đã có gần năm thập kỷ thiết lập quan hệ song phương và có mối quan tâm chung về khu vực ngày càng tăng.

Tiềm năng đã được giải phóng

Bên lề hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ), được tổ chức vào cuối năm 2021, tại thành phố Glasgow (Anh), Việt Nam và Australia đã ký Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế, với mục tiêu chung là tăng gấp đôi đầu tư hai chiều và trở thành tốp 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau.

Cũng trong năm ngoái, ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, Chính phủ Australia đã dành 1 triệu AUD (680.000 USD) để hỗ trợ các công ty nhỏ hơn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia tại Việt Nam (AusCham) đang sử dụng một phần tài chính trong nguồn vốn đó, để thuê các chuyên gia ưu tú, chuẩn bị cho một trung tâm công nghiệp sẽ sớm đi vào hoạt động ở Việt Nam.

Giám đốc điều hành AusCham tại TP. Hồ Chí Minh Simon Fraser cho hay: "Kinh doanh là tất cả các mối quan hệ tại đây. Trung tâm công nghiệp sẽ cung cấp cho chúng tôi những mối liên kết mà các nhóm công nghiệp của Australia cần, để các công ty nhỏ và vừa có thể tạo ra mối quan hệ của riêng họ".

Ông Tom Streitberg, nhà sáng lập người Australia của MO Bat Battery - một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore, chuyên cung cấp các giải pháp pin sạc cho xe máy điện trên khắp khu vực Đông Nam Á cũng cho rằng, chưa có dấu hiệu "tan băng" trong mối quan hệ "băng giá" giữa Australia và Trung Quốc.

Trong khi, nước Anh, châu Âu và Mỹ đều đang rơi dần vào tình trạng suy thoái. Đây là thời cơ tốt để khai thác năng lượng của Việt Nam.

Ông Streitberg nói: "Chúng tôi phát triển ứng dụng của mình tại Việt Nam với một đội ngũ nhân viên địa phương và ứng dụng này đang hoạt động rất hiệu quả.

Rõ ràng có một sự chuyển dịch từ mô hình trước đại dịch là tiếp nhận các công việc sản xuất có kỹ năng thấp từ Trung Quốc sang một mô hình mới là nâng cao quy mô giá trị công nghệ. Tiềm năng đã được giải phóng và nhiều cơ hội lớn ở Việt Nam để phát triển".

Việt Nam - Một trong những điểm đầu tư sôi động nhất thế giới

Việt Nam - Một trong những điểm đầu tư sôi động nhất thế giới

“Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong hai hoặc ba năm tới nhờ việc chứng tỏ vị thế của mình trong ...

(Trực tuyến) Press Corner: Định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng tự cường và bền vững

(Trực tuyến) Press Corner: Định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng tự cường và bền vững

Press Corner chủ đề "Định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng tự cường và bền vững" do Báo Thế giới và Việt Nam thực ...

EuroCham: Việt Nam sẽ có vị trí thuận lợi để thu hút thêm nhiều công ty nước ngoài

EuroCham: Việt Nam sẽ có vị trí thuận lợi để thu hút thêm nhiều công ty nước ngoài

Trong quý III/2022, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam giảm xuống 62,2 ...

Việt Nam 'thăng hạng' uy tín toàn cầu - cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc năng lực cạnh tranh

Việt Nam 'thăng hạng' uy tín toàn cầu - cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc năng lực cạnh tranh

Xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới đang tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam và cộng đồng ...

Việt Nam - nơi những 'ông lớn' công nghệ thế giới dừng chân

Việt Nam - nơi những 'ông lớn' công nghệ thế giới dừng chân

Ngày 6/10, trang mạng Al Jazeera đăng tải bài viết cho rằng, Apple, Google và Samsung là những "gã khổng lồ" công nghệ đang mở ...

Nguồn: baoquocte.vn

Post a Comment

Previous Post Next Post