Đòi bồi thường hợp đồng sửa nhà

Câu hỏi được gửi từ bạn đọc CafeLand có nội dung: Câu chuyện của tôi như sau:Tôi được bà A giới thiệu ông B để bàn bạc về việc sửa chữa nhà. Nhà do tôi đứng tên sở hữu, trước đây tôi cho thuê, nay sửa lại để ở. Đến 11/07/2011 tôi mới được lấy sổ đỏ, vì trước đây tôi mua nhà này chỉ làm hợp đồng mua bán nhà. Ngày 16/05/2011, ông B có hẹn tôi lên công ty X để ký hợp đồng sửa chữa nhà.

Theo hợp đồng, bên tôi là bên giao thi công, bên nhận thi công là công ty Y (địa chỉ khác công ty X), ông B là người trực tiếp điều hành thi công. Bên tôi đã thắc mắc tại sao không ký hợp đồng ở công ty X, thì ông B bảo rằng chi nhánh của công ty Y và chúng tôi đề nghị ông B bỏ sung dấu mộc đỏ của công ty Y, nhưng bảo đây là hợp đồng thi công sữa nhà nên không cần mộc. Do tin tưởng vào sự giới thiệu của bà A, cũng được biết ông B trước đây từng là tổ trường khu phố (nay không còn làm); và tâm lý nóng vội, nên bên tôi đã ký vào hợp đồng này. Đây là hợp đồng mà bên ông B sẽ khoán trọn vật tư và nhân công, với số tiền là 170 triệu VNĐ. Hạng mục thi công là sửa nhà cũ có gác lửng bằng gỗ thành sàn giả bê tông, gác suốt, 2 tầng (tầng trệt và lầu 1); thay cầu thang,... Nhà sửa lại theo tình trạng nhà cũ, sử dụng lại 2 bức tường 2 bên. Ngày 26/05/2011 là ngày khởi công xây dựng, thời hạn thi công theo là 30 ngày. Trong quá trình thi công, ông B đã nhiều lần xin ứng tiền trước. Đến ngày 04/06/2011, ông B đã lấy hơn 80 triệu đồng. Vài hôm sau không còn liên lạc với ông B nữa, tất cả các số điện thoại trước đây đều không liên lạc được. Công trình thi công cũng tạm dừng, do công nhân đòi lương và vật tư,... Lúc này bà C xuất hiện, tự xưng là người làm ăn chung với ông B (nhưng ông B là người ký tên trong hợp đồng, bà C chỉ thấy xuất hiện ở công ty X); bà C đòi thêm tiền để thợ tiếp tục làm việc, nhưng bên tôi không đồng ý. Sau nhiều ngày không liên lạc được với ông B. Ngày 9/06/2011, bên tôi đã lên công ty X tìm ông B, đồng nghiệp của ông bảo thấy ông vừa đi với bà C ở công trình thi công.

Bên tôi tìm đến bà A, bà A cũng bảo không biết ông B ở đâu. Chiều cùng ngày, bên tôi lên khu phố để tường trình vụ việc và làm rõ. Đến sáng ngày 10/06/2011, ông B vẫn chưa liên lạc với bên tôi. Bên tôi lên tận nhà ông B tìm và thấy ông. Ông B viện lý do là về quê ở Long An gây tai nạn nên phải tạm khóa máy 1 thời gian, và hứa sẽ thi công trở lại và hoàn thành đúng thời hạn. Bên tôi cũng mong hoàn thành sớm nên đã bỏ qua. Bên tôi yêu cầu ông B trả giấy đăng ký sửa nhà, trước đây nhờ ông B làm dùm (nhưng không có giấy ủy quyền). Bên tôi phát hiện trong giấy đăng ký có nội dung sai trái, đặc biệt là nội dung trong giấy cho ông B tự ghi và ký tên giả mạo (không thông tin trước cho bên tôi). Nội dung đăng ký sửa nhà là thực trạng nhà cũ: gác gỗ lửng, cầu thang cây,...; không phải là nội dung nhà sắp sửa theo hợp đồng: gác suốt, 2 phòng, cầu thang gạch,... dẫn đến việc công trình thi công sai phép. Ông B đòi đút lót thêm tiền cho bên đô thị, nhưng không có biên nhận, do nóng vội muốn có nhà sớm, bên tôi đã đưa cho ông B. Ngày 11/06/2011, công trình thi công trở lại, ông B đã xin tạm ứng thêm, 1 số lần ông B giao cho bà C nhận tiền, số tiền hơn 40 triệu VNĐ. Đến ngày 26/06/2011 (hết hạn 30 ngày thi công) , ông B xin tạm ứng thêm nữa, nhưng bên tôi không chấp nhận, vì đã đưa ông B hơn 80% số tiền trong bản hợp đồng, trong khi công trình lại chưa hoàn thành được 1/3 số hạng mục.

Công trình có nhiều dấu hiệu gian dối vật tư như: hợp đồng thõa thuận là cửa nhôm nhưng bên thi công đã lắp cửa sắt cũ sơn lại, cột bê tông bị cắt xém vật tư,... Sau ngày 26/06/2011, một lần nữa ông B đã cắt liên lạc với gia đình, lên tận nhà ông tìm vẫn không thấy ông, người thân nhà ông bao không biết ông, trong đó có vợ ông và ba vợ ông. Lúc này bà C và ông D bên vật tư đòi tiền nợ vật tư của ông B, và bên tôi đã trả hơn 9 triệu VNĐ. Mang tiếng là làm ăn chung với ông B, nhưng mỗi lần ông B bỏ trốn thì bà C lại bảo không biết. Ngày 28/06/2011, bên tôi bị bên đô thi xử phạt vì sửa chữa sai phép. Lúc này mới phát hiện ông B đã lấy tiền đút lót trước đây và không nộp cho bên đô thị (giấy phép do ông B ghi và ký khống). Chiều cùng ngày, ông B đã liên lạc với bên tôi từ 1 số điện thoại khác. Và hẹn tối lên nhà thương lượng. Nhưng khi tối lên nhà ông B thì không thấy ông đâu, chỉ thấy ba vợ ông. Ba vợ ông B nói sẽ giúp xây hoàn tất ngôi nhà, và đòi 39 triệu VNĐ. Bên tôi không đồng ý. Vì trong thời gian này tôi đã nhờ nhà thầu khác xuống nhà xem, ông thầu mới này nói rằng phải cần đến hơn 100 triệu VNĐ mới hoàn thành nhà được, vì tất cả phải làm lại, nếu không nhà sẽ bị sập. Khi nhà thầu mới xuống xem nhà, bên tôi đã gặp phải lời lẽ hăm dọa của bên nhà thầu cũ, trong đó có bà C.

Do thiếu kinh nghiệm, quá tin tưởng người khác, cùng với suy nghĩ nóng vội muốn có nhà sớm. Nên bên tôi đã bị bên nhà thầu lừa. Hợp đồng sửa nhà trước đây bên tôi ký là hợp đồng mạo danh công ty Y. Bên tôi đã lên công ty Y xác minh và phát hiện ông B đã không còn làm ở đây nữa. Vậy bây giờ tôi muốn đòi lại công bằng, yêu cầu bên ông B bồi thường thiệt hại và trả lại số tiền đã nhận thì tôi phải làm những thủ tục gì và như thế nào? Có phải là tôi viết giấy tố cáo không? Tôi tố cáo ông B với các tội danh nào? Ngoài tố cáo ông B còn có thể tố cáo bà C không? Vì bên tôi nhận thấy nhiều hành vi thông đồng của bà C và ông B, nhưng trong hợp đồng giả mạo chỉ có ông B đứng tên. Và gửi cho cơ quan nào? Còn một câu hỏi nữa là trong quá trình khởi kiện, nhà tôi có thể mời thầu khác về xây được không? Vì tôi nghe nói là nhà sẽ bị niêm phong trong quá trình khởi kiện. Xim cám ơn! Mong nhận được hồi âm sớm!

Jimmi

Luật sư Lê Văn Huyên, Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:

Trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách nhanh chóng, tránh các phiền phức về mặt pháp lý thì ông nên làm văn bản yêu cầu làm ông B trả lại cho ông số tiền đã nhận (sau khi trừ đi các công việc mà ông B đã thực hiện được) và yêu cầu ông B bồi thường thiệt hại cho ông. Trường hợp không thể giải quyết theo cách này thì ông có thể làm đơn tố cáo gửi công an cấp huyện nơi ông B cư trú về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc tố cáo bà C trong trường hợp này là không có cơ sở. Không có quy định nào quy định sẽ niêm phong nhà trong quá trình giải quyết vụ án theo như ông cung cấp. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì trước khi mời nhà thầu khác thay thế ông B sửa chữa nhà thì ông nên nhờ Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương xác định hiện trạng nhà hiện tại để làm cơ sở xác định thiệt hại và giải quyết vụ án sau này.

CafeLand kết hợp Công ty Đất Luật

THE GLOBAL CITY được Chủ đầu tư mong muốn sẽ trở thành Khu đô thị phức hợp chuẩn quốc tế “Downtown” mới của TP. Hồ Chí Minh có đa dạng các loại hình sản phẩm và tích hợp nhiều tiện ích giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Dự án tọa lạc tại trung tâm phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh; là khu vực có tiềm năng phát triển vô cùng lớn của thành phố phía Đông. Đây sẽ là điểm đến của những cư dân thuộc tầng lớp trí thức cao trong xã hội, tạo ra nơi ở: đẹp từ mặt ngoài – tiện nghi từ bên trong – văn minh từ cư dân sống.

Post a Comment

Previous Post Next Post