Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình?

Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, EU cần rút ra bài học từ quá khứ (Nguồn: DW)
Khủng hoảng năng lượng đang tác động mạnh đến kinh tế châu Âu. (Nguồn: DW)

Giá năng lượng - được xác định bởi giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá - bắt đầu tăng vọt vào năm ngoái khi các biện pháp hạn chế vì Covid-19 được dỡ bỏ, sau đó là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết: “Xung đột Nga-Ukraine gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu và châu Âu”.

Trước xung đột, 40% khí đốt được sử dụng ở EU là do Nga cung cấp. Vào tháng 7, EU đã đồng ý cắt giảm 15% lượng sử dụng khí đốt của Nga, trong nỗ lực loại bỏ sự phụ thuộc vào quốc gia này.

Để "trả đũa", Điện Kremlin "mạnh tay" cắt nguồn cung cấp khí đốt cho EU. Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga thông báo rằng, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), chuyên cung cấp khí đốt cho các nước EU như Đức, sẽ bị đóng cửa để bảo trì vô thời hạn.

Ông Jacob Funk Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Quỹ Marshall của Mỹ ở Brussels (Bỉ) cho hay, hành động của Nga có thể tác động rất nhiều đến khủng hoảng năng lượng châu Âu trong ngắn hạn.

Ông nhấn mạnh: “Nhưng về trung và dài hạn, hành động này sẽ thúc đẩy đáng kể chương trình nghị sự xanh của EU, giúp khối chuyển đổi sang sử dụng nhiều năng lượng mặt trời, gió và năng lượng hạt nhân hơn, đồng thời trở nên độc lập với Nga, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hoặc bất kỳ nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch nào khác".

“Mô hình Iberia”

Sau khi giá khí đốt ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục hơn 343 Euro (335 USD)/megawatt-giờ vào cuối tháng 8, các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp EU, kêu gọi khối này tìm ra các giải pháp bền vững.

Theo ông Kirkegaard, các quốc gia EU sẽ tiếp tục theo đuổi các chiến lược khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng nước.

Thành viên cấp cao tại Quỹ Marshall nói: “Do tác động tiêu cực của việc tăng giá năng lượng đối với mức sống và sức mua, có thể dự đoán được rằng, các cuộc biểu tình sẽ xảy ra. Có sự đánh đổi giữa hòa bình xã hội, nhu cầu năng lượng và chi phí tài khóa. Mỗi chính phủ sẽ phải tìm ra giải pháp tùy theo hoàn cảnh".

Một số quốc gia EU như Bỉ, Italy, Ba Lan và Hy Lạp muốn đặt giới hạn giá khí đốt. Những nước khác, như Đức và Hà Lan lo ngại mức trần giá sẽ làm tê liệt thị trường cung cấp khí đốt.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã kêu gọi 27 nhà lãnh đạo EU đi đến một chiến lược thống nhất về giới hạn giá bằng cách tập trung vào việc “giảm nhu cầu, đảm bảo an ninh nguồn cung và kiềm chế giá cả”.

Các nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Brussels (Bỉ) vào ngày 20 và 21/10 để thảo luận về việc liệu kế hoạch giới hạn giá mà các nước Iberia đưa ra là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào mùa hè, có thể được áp dụng ở cấp độ toàn châu Âu hay không.

Ủy viên châu Âu về năng lượng Kadri Simson nhận định, “mô hình Iberia” có thể hữu ích, tuy nhiên, EC sẽ không hỗ trợ giới hạn giá. Điều này có thể dẫn đến "làn sóng" gia tăng nhu cầu khí đốt, khiến giá tăng một lần nữa.

Trong thư mời dự hội nghị gửi các nhà lãnh đạo châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ giải quyết các can thiệp thị trường ngắn hạn và dài hạn khác, chẳng hạn như một khuôn khổ của EU để giới hạn giá khí đốt cho sản xuất điện.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh, triển vọng kinh tế của châu Âu sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách mà châu lục này quản lý cuộc khủng hoảng năng lượng.

Theo ông Charles Michel, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia EU nên tập trung vào việc điều phối các phản ứng chính sách kinh tế một cách hiệu quả, bao gồm cả sự hỗ trợ của các giải pháp chung của châu Âu.

Đề xuất của EC

Trong khi đó, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng cao, EC đã đề xuất phân bổ các khoản tiền trị giá gần 40 tỷ Euro (39 tỷ USD) từ ngân sách của khối.

Chủ tịch EC Von der Leyen thông tin: "Chúng tôi sẽ đưa ra một cơ chế tạm thời để hạn chế giá quá cao trong mùa Đông này, trong khi đó, EC cũng phát triển một tiêu chuẩn mới để khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ được giao dịch với giá công bằng hơn.

Để đảm bảo cuối cùng giá cả ổn định, EC đã kêu gọi các nước EU cùng mua ít nhất 15% khối lượng khí đốt cần thiết để đáp ứng các mục tiêu dự trữ khí đốt".

Phương diện thiết lập giới hạn giá đối với giao dịch khí đốt tại Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu (TTF) - một trung tâm khí đốt của Hà Lan, đóng vai trò là nền tảng cho hoạt động kinh doanh khí đốt ở châu Âu, nhằm giảm giá khí đốt, cũng đã được đề xuất. Đặc biệt, giới hạn giá này sẽ không làm sai lệch nhu cầu và nguồn cung cấp khí đốt.

Các đề xuất này sẽ được các nhà lãnh đạo EU thảo luận vào cuối tuần này.

Nhắm đến năng lượng tái tạo

Trong một bức thư gửi tới Thủ tướng Czech Petr Fiala, quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng EU, các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường bày tỏ lo ngại, các giải pháp của EU để "xoa dịu" cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ gây hại cho môi trường.

Frans Timmermans, Phó Chủ tịch điều hành của EC cho biết, EU sẽ tập trung vào việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và kêu gọi các quốc gia trong khối “xem xét các biện pháp tài trợ đầu tư bổ sung cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của châu Âu”.

Nhà điều hành truyền tải điện độc lập của Hy Lạp cho biết, vào lúc 9 giờ sáng ngày 14/10 (theo giờ địa phương), mức điện năng từ năng lượng tái tạo cao kỷ lục 3.106 Megawatt giờ đã được tạo ra.

Nhà phân tích chính sách cấp cao Nikos Mantzaris của Tổ chức tư vấn Xe tăng Xanh có trụ sở tại Athens (Hy Lạp) nhận thấy, việc chuyển đổi năng lượng của Hy Lạp có thể là một hình mẫu cho các quốc gia đang gặp khó khăn về than như Ba Lan, Czech và Bulgaria.

Nhà phân tích này nói thêm: “EU cũng nên chuyển từ trợ cấp tiêu thụ điện và khí hóa thạch sang trợ cấp cho việc tiết kiệm năng lượng cũng như các dự án, điều này sẽ làm giảm lượng khí thải carbon vĩnh viễn.

Ông Kirkegaard cũng chia sẻ quan điểm tương tự và nhấn mạnh rằng, EU có thể rút ra bài học từ quá khứ.

Thành viên cấp cao tại Quỹ Marshall nhấn mạnh: “Năm 1973, giá năng lượng cũng tăng vọt vì cú sốc dầu mỏ. Bài học chính từ những kinh nghiệm đó là cần giảm nhu cầu và chuyển sang các nguồn năng lượng mới".

Khủng hoảng năng lượng: Đức lên kế hoạch áp trần giá điện, tiếp tục vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân

Khủng hoảng năng lượng: Đức lên kế hoạch áp trần giá điện, tiếp tục vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân

Chính phủ Đức lên kế hoạch áp trần giá điện sinh hoạt và điện sản xuất công nghiệp để giảm bớt tác động của việc ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu hiện đã rất tồi tệ và tình hình có thể sẽ chưa thay ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu sẽ áp đặt 'giới hạn giá linh hoạt', EC nhắn nhủ, Italy muốn EU đoàn kết hơn

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu sẽ áp đặt 'giới hạn giá linh hoạt', EC nhắn nhủ, Italy muốn EU đoàn kết hơn

Ngày 18/10, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất cơ chế tạm thời hạn chế giá bán buôn khí đốt trong mùa Đông tới. ...

Khủng hoảng năng lượng: Xung đột ở Ukraine làm ngạc nhiên cả thế giới, trừng phạt-trả đũa, EU vật lộn thoát khí đốt Nga, mùa Đông vẫn 'rét cóng'

Khủng hoảng năng lượng: Xung đột ở Ukraine làm ngạc nhiên cả thế giới, trừng phạt-trả đũa, EU vật lộn thoát khí đốt Nga, mùa Đông vẫn 'rét cóng'

Châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế tác động tiêu cực nhất của một cuộc khủng hoảng năng lượng. Các nhà lãnh đạo ...

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Khủng hoảng năng lượng: LNG không đủ giải 'bài toán' khó, rủi ro chồng chất, châu Âu cần thêm 'liều thuốc' mới

Các kho dự trữ khí đốt tại châu Âu đầy hơn bình thường, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) luôn được ưu ...

Nguồn: baoquocte.vn

Post a Comment

Previous Post Next Post