Bài viết: Smart city là gì? Đô thị thông minh là gì?
Smart city là gì? Đô thị thông minh là gì? Với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người dần ưa chuộng các thiết bị thông minh như điện thoại di động, ipad, smartbook… cùng với đó là sự xuất hiện của nhà thông minh, thành phố thông minh, đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại 4.0. Chính vì thế, khái niệm Đô thị thông minh hay smart city đã được sử dụng nhiều trong thời đại ngày nay.
Hiện tại vẫn chưa có định nghĩa thống nhất, rõ ràng về đô thị thông minh hay smart city. Nhưng về cơ bản, đây là mô hình đô thị ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để quản lý và cải thiện mức sống đô thị, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
Smart city là gì?
Smart city hay đô thị thông minh được hiểu là thành phố sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ IOT (Internet of things: Internet of things / internet) để thu thập dữ liệu, sau đó sử dụng các dữ liệu này để quản lý tài sản và tài nguyên một cách hiệu quả.
Nói một cách đơn giản, đô thị thông minh (smartcity) là một thành phố kiểu mẫu, áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ chính quyền quản lý và cải thiện điều kiện sống về mọi mặt cho người dân. Nếu bạn ví smart city như cơ thể con người thì trí tuệ nhân tạo chính là bộ não, hệ thống cảm biến là giác quan, và mạng viễn thông kỹ thuật số chính là hệ thống thần kinh.
♦ Xem thêm: Đô thị loại 3 là gì
Ví dụ về đô thị thông minh (Smart city)
Một số ứng dụng điển hình về đô thị thông minh ( Smart city) mà ngày nay đang được áp dụng tại Việt Nam và ở trên thế giới như:
- Nhà thông minh sử dụng smartphone để điều khiển bật/tắt các thiết bị điện trong nhà ngay cả khi không có ở nhà.
- Thùng trữ rác thông minh gửi dữ liệu đến nơi xử lý rác, giúp công ty lên lịch lấy rác.
- Đèn giao thông sử dụng cảm biến để nhận biết và tắt/mở đèn tự động.
- Bãi đỗ xe thông minh với hệ thống báo tìm chỗ đậu xe còn trống để di chuyển vào dễ dàng.
- Gợi ý quán ăn, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi… qua điện thoại khi đến 1 nơi bất kỳ.
- Sử dụng cảm biến theo dõi rò rỉ nước sạch, hệ thống cấp thoát nước cho thành phố.
- Sử dụng thiết bị giám sát, theo dõi sự biến động môi trường, tình hình ô nhiễm để cảnh báo đến người dân.
- Sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt ứng dụng cho ngành điều tra tội phạm cũng như sử dụng để kiểm soát xe ra vào trong bãi giữ xe.. và còn rất nhiều ứng dụng khác trong đời sống.
Lợi ích của mô hình smart city là gì?
Vấn đề đô thị hóa thường kéo theo nhiều vấn đề cho xã hội, khiến chính phủ phải đối mặt với suy thoái kinh tế, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng không đồng bộ và các hệ lụy khác … Đô thị thông minh (smart city) là một giải pháp chiến lược, và công nghệ được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội này.
Smart city giúp kết nối hạ tầng công nghệ, hạ tầng xã hội, công nghệ thông tin. Điều này giúp thành phố quản lý và điều hành thống nhất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra, mô hình này còn giúp quản lý thành phố một cách linh hoạt, bền vững dưới sự giám sát của người dân.
Ngoài ra, thành phố thông minh (smartcity) không chỉ giúp thay đổi hình thái đô thị, cơ sở hạ tầng mà còn có các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển chung của xã hội, đặc biệt là con người về sự hiểu biết, sáng tạo và văn minh trong thời đại 4.0.
Yếu tố quan trọng để xây dựng Smart city
- Kết nối không dây phổ biến và dễ sử dụng: LTE Cat M, NB-IoT, LoRa, Bluetooth …
- Data mở (dữ liệu được khai thác tối đa)
- Bảo mật và độ tin cậy: Thông tin bảo mật, an toàn, có độ tin cậy cao.
- Tính thương mại hóa.
Thực tế đã chứng minh rằng công nghệ là một yếu tố then chốt, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các yếu tố khác, có ảnh hưởng 2 chiều và tác động lẫn nhau. Cụ thể:
- Tổ chức – Quản lý: Chính quyền phải là chính quyền điện tử và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý.
- Công nghệ: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ quan trọng của thành phố thông minh được quản lý bằng công nghệ điện toán thông minh.
- Cộng đồng dân cư: Cộng đồng cư dân của smart city là những công dân 4.0, có thể tham gia giám sát, thậm chí điều phối và hỗ trợ quản lý thành phố.
- Kinh tế: Nền kinh tế thông minh là động lực chính để phát triển thành phố thông minh
- Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: quyết định đến chất lượng của thành phố thông minh (smart city)
- Môi trường tự nhiên: Cốt lõi của thành phố thông minh (smart city) là ứng dụng công nghệ bền vững, quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chống chịu tốt với các yếu tố gây biến đổi môi trường tự nhiên.
Bài viết: Smart city là gì? Đô thị thông minh là gì?
♦ Có thể bạn đang quan tâm: Đô thị loại 2 là gì
Tiêu chuẩn của Smart city là gì?
Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng của smart city theo tiêu chuẩn của Bộ kinh doanh, sáng tạo, kỹ năng Anh công bố:
- Sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại và dữ liệu công cộng giúp người dân có thể truy cập thông tin họ cần mọi lúc, mọi nơi.
- Các số liệu về hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong thành phố được minh bạch, rõ ràng.
- Hệ thống nhận dạng của dịch vụ chuyển phát được nâng cấp và cơ sở hạ tầng vật lý thông minh IOT (Internet of Things) học hỏi và thử nghiệm các mô hình bằng phương pháp mới giúp đạt hiệu quả và tối ưu hơn.
- Các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn rõ ràng và chắc chắn về lời hứa mà thành phố thông minh (smart city) đưa ra cho người dân và cam kết thực hiện được nó.
- Tầm nhìn, chiến lược phải được phát triển và tham vấn từ chính những công dân để tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thách thức khi xây dựng mô hình smart city
Smart city mang lại nhiều lợi ích cho quá trình đô thị hóa ngày càng bùng nổ. Tuy vậy, mô hình thành phố thông minh vẫn có những bất cập và nhược điểm hay gặp như:
- Sử dụng công nghệ nhiều quản lý xã hội đồng nghĩa với việc 1 lượng dữ liệu (data) cực lớn được thu thập. Khâu bảo mật thông tin không chặt chẽ có thể bị đánh cắp dữ liệu và tội phạm công nghệ ngày gia tăng, gây nhiều hậu quả khó lường.
- Nếu lạm dụng quá mức nguồn lực để xây dựng thành phố thông minh (smart city) có thể bỏ qua nhiều giải pháp thay thế khác đầy triển vọng để xây dựng thành phố tốt đẹp hơn.
- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao, mỗi thành phố cần sử dụng linh hoạt, nếu không sử dụng hợp lý sẽ có tác động tiêu cực, không hiệu quả.
- Thậm chí, nhiều người đánh giá mô hình thành phố thông minh (smart city) là mơ hồ, các “tay chơi” công nghệ lớn đang quảng cáo rầm rộ mô hình này, cố gắng thu hút lãnh đạo thành phố và các nhà đầu tư vào cuộc để tạo ra một thị trường sinh lời cho họ.
Tuy nhiên, Smart city vẫn là mục tiêu trong tương lai để các thành phố hướng tới. Các chuyên gia cho rằng đây là xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Cần có những giải pháp để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội của quá trình đô thị hóa, và smart city chính là giải pháp hữu hiệu nhất.
Bạn vừa đọc xong bài viết Smart city là gì? Đô thị thông minh là gì? Những lợi ích cũng như thách thức khi xây dựng và phát triển đô thị thông minh (smart city). Hy vọng, bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về smart city – 1 khái niệm mới mẻ nhưng sẽ là xu hướng trong tương lai. Nếu thấy hay và hữu ích đừng quên chia sẻ để cho mọi người cùng biết nhé! THANKS :)))
♦ Chuyên mục: Blog Bất Động Sản
⇒ Tham khảo nhiều bài Blog hay: Tại đây
♥ Ghé thăm kênh youtube Blog NVC: https://www.youtube.com/watch?v=f6nuqoW-pOU